Mách bạn cách làm gừng ngâm đường phèn trị ho

  • Nguyên liệu làm gừng ngâm đường phèn trị ho
  • Cách làm gừng ngâm đường phèn chuẩn nhất

Gừng là một loại củ rất quen thuộc với mỗi chúng ta, gừng thường được làm gia vị quan trọng giúp nấu lên nhiều món ăn ngon. Gừng được biết đến là một loại củ có tính ấm và kháng viêm kháng nấm nên chúng được áp dụng để trị ho, cảm cúm, cảm lạnh cho cả người lớn và trẻ em. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách làm gừng ngâm đường phèn nhé!

Bạn đang đọc: Mách bạn cách làm gừng ngâm đường phèn trị ho

Nguyên liệu làm gừng ngâm đường phèn trị ho

  • 1kg gừng tươi.
  • 500g đường phèn.
  • Hũ thủy tinh.

Chú ý: Gừng nên chọn những củ già, đường phèn nên mua đường phèn hạt nhỏ thì đường sẽ tan nhanh hơn.

Cách làm gừng ngâm đường phèn chuẩn nhất

Bước 1:

Gừng mua về rửa thật sạch, để ráo nước (không cạo vỏ) rồi thái lát.

Mách bạn cách làm gừng ngâm đường phèn trị ho
Hũ thủy tinh rửa sạch, để cho khô nước hoặc dùng khăn sạch lau khô.

Bước 2:

Cho một lớp gừng lát dày khoảng 3cm sau đó lại đến 1 lớp đường phèn, cứ lặp lại 1 lớp gừng lát và lại đến 1 lớp đường phèn cho đến khi hết gừng. Đậy kín nắp hũ thủy tinh lại và để ở nơi thoáng mát.
Sau khoảng 3 đến 5 ngày, khi đường phèn tan ra và các lát gừng se quắt lại thì có thể lấy ra dùng.

Cách dùng gừng ngâm đường phèn

Mỗi sáng thức dậy, cho trẻ uống nước gừng ngâm đường phèn pha với nước ấm, hoặc có thể pha gừng với nước rồi đun sôi lên sau đó để nguội bớt uống khi nó còn ấm. Người lớn thì có thể ngậm từng lát gừng, hoặc cũng có thể uống như trẻ em.

Tìm hiểu thêm: Cách làm salad gà với xoài xanh giòn ngon

Mách bạn cách làm gừng ngâm đường phèn trị ho

>>>>>Xem thêm: Công thức salad trái cây tươi mát trộn với nước sốt dừa


Một số chú ý khi sử dụng gừng ngâm đường phèn:

  • Không dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
  • Người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng không được dùng.
  • Không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng.
  • Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
  • Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
  • Không dùng gừng ngâm đường phèn vào buổi tối.

Với cách làm gừng ngâm đường phèn đơn giản dễ làm như vậy mình mong rằng chút chia sẻ của chúng mình sẽ giúp bạn làm được một hũ gừng ngâm đường phèn như ý. Ngoài giúp giảm các triệu chứng như ho, cảm lạnh ra thì uống một ly gừng ngâm đường phèn ấm trong ngày hành kinh sẽ giúp giảm đi cơn đau bụng cho các chị em phụ nữ. Tuy nhiên có một điều bạn nên chú ý, đó là gừng ngâm đường phèn chỉ giúp giảm đi các triệu chứng như ho, cảm cúm việc này sẽ trợ giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta tiêu diệt đi nguyên nhân chính có thể là virus, vi khuẩn. Nhưng nếu như trong trường hợp bệnh nặng hơn thì chúng ta vẫn nên tới gặp bác sĩ tìm rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời nhé! Mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *