Chắc hẳn bạn đã không còn lạ lẫm gì với món vịt quay Bắc Kinh nổi tiếng từ rất nhiều thế kỷ đã qua và được bắt nguồn từ triều Nguyên của Trung Hoa lâu đời.
Bạn đang đọc: Cách làm vịt quay Bắc Kinh da vàng giòn, thịt ngon ngọt
Với lớp da ngoài nóng giòn, căng bóng một màu nâu cánh gián, cùng với phần thịt mềm mại, hãy còn chút ánh hồng, phần mỡ vịt ngấm vào thịt vịt vô cùng béo ngậy, thơm ngon. Chỉ nhắc đến thôi là đỡ không kiềm lòng được phải không ạ!
Nào hôm nay mời bạn cùng ameovat bắt tay vào thực hiện món vịt quay Bắc Kinh trứ danh để chiêu đãi cả nhà vào dịp cuối tuần nhé.
Vịt quay Bắc Kinh với da giòn vàng và thịt ngon ngọt
Cách làm vịt quay Bắc Kinh
Nguyên liệu cho cách làm vịt quay Bắc Kinh
Vịt: 1 còn khoảng 1,5-2kg
Tỏi 1 củ, hành tím 1 củ, gừng 1 nhánh
Dầu hào: 4 muỗng canh
Rượu nấu ăn: 1/2 muỗng canh
Ngũ vị hương: 5 muỗng cà phê
Đường mạch nha: 3 muỗng canh
Dấm trắng: 1 muỗng canh
Tương xay: 1/2 muỗng canh
Đường 1 muỗng, bột ngọt 1/3 muỗng, muỗi 1/2 muỗng, bột bắp 1/2 muỗng cà phê.
Que xiên nhọn hoặc tăm
Chuẩn bị các nguyên liệu theo hướng dẫn
Các bước thực hiện cách làm vịt quay Bắc Kinh
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt vịt mua về sơ chế kỹ lông và ruột, sau đó dùng rượu trắng cho một chút gừng đập dập vào, khuấy đều rồi chà mạnh lên vịt cả ngoài và bên trong, rửa sạch vịt lại bằng nước, sao đó treo vịt lên để ráo nước.
Hành tím, tỏi bóc vỏ băm nhỏ.
Băm nhỏ hành tím và tỏi
Bướ 2: Làm nước sốt ướp vịt
Trộn 4 muỗng dầu hào cùng 1/2 muỗng canh rượu nấu ăn và 1/5 muỗng canh ngũ vị hương, sau đó phết đều vào bên trong con vịt để khi quay gia vị được thấm kỹ vào thịt vịt.
Tiếp tục làm hỗn hợp mạch nha, giấm trắng theo lượng đã chuẩn bị cùng 3 muỗng canh nước nóng, khuấy đều hỗn hợp rồi thoa lên toàn bộ bề mặt da của vịt. Sau 30 phút lại phết hỗn hợp lên da vịt lần nữa.
Tìm hiểu thêm: Cách làm cốm dẹp trộn kèm dừa nạo thơm ngon nhất
Làm nước sốt theo công thức và ướp lên vịt
Lưu ý: Cần phải phết thật đều vì hỗn hợp này sẽ giúp cho da vịt giòn và có màu vàng sậm.
Sau khi đã phết xong thì lấy que xiên tre, khâu bụng vịt lại thât kín để khi treo vịt hoặc nướng vịt phần nước sốt bên trong sẽ không chảy hết ra ngoài.
Cuối cùng là treo vịt ở nơi khô thoáng trong tiết trời mùa hè khoảng 5-6 tiếng, còn nếu màu lạnh thì khoảng 24 tiếng.
Bước 3: Nướng vịt
Trước tiên, làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 180 độC rồi cho vịt đã treo đủ thời gian yêu cầu vào lò nướng, vẫn tiếp tục nướng với mức nhiệt 180 độC trong 15 phút đầu.
Sau đó thì lật mặt vịt rồi hạ nhiệt độ xuống còn 120 độC và nướng trong khoảng 40 phút. Trường hợp vịt nặng hơn 500g thì nướng thêm 10 phút nữa.
Lưu ý: Cũng tùy theo lò nướng có độ nóng khác nhau mà bạn có thể cân chỉnh nhiệt độ tăng giảm theo kinh nghiệm nướng thịt trong lò nướng của gia đình nhé.
Nướng vịt trong lò nướng gia đình hay lò quay nướng đều được
Bước 4: Xối dầu nóng lên vịt
Đun một nồi dầu nóng để rưới lên da vịt cho nóng giòn. Khi rưới một tay cầm cổ vịt và một tay cầm muôi múc dầu rưới lên.
Cứ rưới lên tục cho đến khi dầu thấm vô và da vịt bắt đầu giòn lên là được.
Cuối cùng là treo vịt lên cho ráo hết dầu và để nguội bớt cho dễ thái.
Đun một chảo dầu nóng để rưới lên vịt, giúp da vịt giòn hơn
Bước 5: Làm nước chấm vịt
Cho 1/2 muỗng tương xay, 1 muỗng đường, 1/3 muỗng bột ngọt, 1/2 muỗng muối vào bát, khuấy đều.
Tiếp theo phi thơm hành tím và tỏi băm rồi cho hỗn hợp trên vào chảo, đảo đều rồi nấu trong khoảng 3-5 phút.
Đến khi hỗn hợp sôi thì cho chén nước đã hòa tan 1/2 muỗng cà phê bột bắp vào, khuấy đều lên cho cho phần sốt sệt lại thì tắt bếp, chờ đến khi nguội cho thêm chút nước cốt chanh và tiêu xay là xong.
>>>>>Xem thêm: Cách làm cháo cá lóc thơm ngon không bị tanh cho bé ăn dặm tại nhà
Thực hiện món sốt theo như hướng dẫn
Bây giờ thì bạn đem vịt đi chặt thành từng miếng vừa ăn hoặc có thể lọc thịt riêng như cách các nhà hàng hay làm sẽ dễ thưởng thức hơn đấy ạ.
Chúc bạn thành công và có khoảng thời gian cuối tuần vui vẻ bên gia đình nhé!