- Món ngon ngày Tết của miền Bắc
- Món ngon ngày Tết miền Nam
- Món ngon ngày tết miền Trung
10 món ngon ngày Tết của ba miền Bắc, Trung, Nam dưới đây không chỉ gợi nên nét đặc trưng vùng độc đáo mà còn mang đậm hương vị ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Trong bài viết dưới đây, kênh cẩm nang đời sống gia đình chúng mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem “list” này sẽ bao gồm những gì nhé.
Bạn đang đọc: 10 món ngon ngày Tết ba miền nhất định phải thử
Món ngon ngày Tết của miền Bắc
Bánh chưng
Trong những ngày Tết cổ truyền tại miền Bắc, bánh chưng xanh là món ăn không thể thiếu. Theo truyền thuyết, đây là thứ bánh kết tinh của trời đất, là biểu tượng cho sự no ấm đủ đầy. Vì vậy dù có bận rộn hay cuộc sống thay đổi tới mức nào thì nhà nhà cũng đều chuẩn bị cho mình những chiếc bánh chưng xanh để cúng đất trời, ông bà tổ tiên và thưởng thức cùng bạn bè, người thân.
Bánh chưng và dưa hành – món ngon ngày Tết
Dưa hành
Dưa hành (nhiều nơi thay thế bằng dưa bẹ) thường được muối trước Tết và ăn trong suốt chuỗi ngày sau đó. Cùng với bánh chưng xanh, thịt mỡ và câu đối đỏ, dưa hành chính là món ngon xuất hiện trên hầu hết các mâm cơm Tết. Với vị chua, cay và hơi hăng nồng, dưa hành sẽ giúp khai vị, tận hưởng món Tết ngon hơn mà không lo đầy bụng hay ngán.
Thịt đông
Canh măng khô
Canh măng khô
Nhắc đến ngày Tết ở miền Bắc, có một món canh không thể thiếu đó là canh măng khô. Thông thương, canh măng khô sẽ được nấu với móng giò thui vàng. Tuy nhiên hiện nay, nó có thể biến tấu một chút bằng cách nấu kèm thêm với miến hoặc xương sườn, xương đuôi lợn hay cổ, cánh gà.
Thịt nấu đông
Trong những ngày Tết se lạnh, thịt nấu đông là món ăn vô cùng hấp dẫn. Món thịt đông có thể được làm từ thịt chân giò lợn hoặc thịt gà đông. Đặc biệt, độ đông của thịt được tạo thành một cách tự nhiên bằng công thức làm truyền thống chứ không phải phụ thuộc vào tủ lạnh hay nhiệt độ ngoài trời.
Thịt nấu đông – món ăn ngày Tết miền Bắc
Món ngon ngày Tết miền Nam
Thịt kho hột vịt nước dừa
Nếu như món mặn ngày Tết ở miền Bắc là thịt đông thì ở miền Nam, thịt kho hột vịt (trứng vịt) với nước cốt dừa được xem là món đặc trưng không thể thiếu. Bên cạnh màu sắc hấp dẫn, bắt mắt thì món ăn này còn cung cấp khá nhiều dinh dưỡng. Vì vậy để tránh ngán, thịt kho hột vịt nước dừa thường được ăn kèm với dưa giá.
Thịt kho nước dừa
Dứa giá
Dưa giá cũng là món ăn kèm, ăn ghém tương tự dưa hành. Để muối dưa giá, bạn sẽ phải chuẩn bị kha khá các loại rau củ như cà rốt, giá đỗ, hành tươi, hẹ… Dưa giá có tính mát, vị ngọt và giòn nên có thể dễ dàng thưởng thức cùng nhiều loại đồ ăn khác nhau.
Tìm hiểu thêm: Cách nấu thịt chân giò với hạt sen ngon bùi – ngọt nước tại nhà
Dưa giá – món ăn ngày Tết miền Nam
Canh khổ qua nhồi thịt
Canh khổ qua nhồi thịt được nấu trong những ngày Tết ở miền Nam mang ý nghĩa là đẩy những điều “khổ” mau chóng “qua” đi. Ngoài ý nghĩa sâu sắc đó, món canh này còn giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể cũng như cung cấp nguồn chất xơ dồi dào trong những ngày Tết nhiều thịt cá.
Canh khổ qua nhồi thịt – món ngon ngày Tết miền Nam
Món ngon ngày tết miền Trung
Dưa món
Cũng như dưa hành ở miền Bắc, dưa giá ở miền Nam thì đến với miền Trung, chúng ta sẽ được thưởng thức những đĩa dưa món. Đây là món muối chua từ sự kết hợp của các thành phần quen thuộc như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu… Với vị chua chua, ngọt giòn tự nhiên sau muối chín, dưa món sẽ giúp chống ngấy, dễ tiêu hiệu quả trong những ngày Tết.
Dưa món – mon ngon ngay tet
Bánh tét
Cả miền Nam và miền Trung đều có bánh tét, tuy nhiên món bánh tét miền Trung có phần đặc biệt hơn. Trong mỗi chiếc bánh tét miền Trung, chúng ta bắt gặp phần nhân đỗ và thịt ít hơn, phần gạo nếp chiếm khá nhiều. Thêm vào đó, bánh được gói chặt tay, buộc chắc nên nhìn có phần cứng và để được lâu hơn.
Bánh tét miền Trung
Thịt heo ngâm nước mắm
Đúng như đặc trưng duyên hải, nước mắm đã trở thành một phần không thể thiếu của người miền Trung. Trong những ngày Tết Nguyên Đán, một món ngon không thể thiếu nơi đây chính là thịt heo ngâm nước mắm. Để thực hiện, người dân thường luộc chín và thái mỏng thịt ba chỉ sau đó đem ngâm với mắm trong hũ khoảng 3 ngày. Sau thời gian trên, thịt sẽ được lấy ra và thưởng thức kèm dưa món, bánh tét rất hợp vị.
>>>>>Xem thêm: Cách làm mì xá xíu sốt dầu hào siêu ngon đơn giản tại nhà
Thịt heo ngâm nước mắm
Đi dọc chiều dài đất nước, chúng là không chỉ bắt gặp mười món ngon ngày Tết đặc trưng như đã kể trên đây. Thực tế, sẽ còn rất nhiều các món ăn khác gắn liền với từng vùng đất. Vì vậy nếu có thời gian, hãy cùng tìm hiểu và khám phá thêm để thấy rõ nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của dân tộc nhé.
Chúc các bạn đón Tết an khang, hạnh phúc bên gia đình, người thân.