Cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác ngon giúp ly sữa có nhiều dinh dưỡng hơn các cách nấu khác. Tuy nhiên cách làm này không phổ biến do các bước chế biến khá cầu kỳ để được thành phẩm thơm, trắng, ngon. Bài viết sau chúng mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách nấu này. Bạn cùng tham khảo nhé.
Bạn đang đọc: Cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác đơn giản và ngon nhất
1. Sữa đậu nành còn xác có tốt không?
Hạt đậu nành từ lâu đã được gọi là “thịt không xương” vì chứa nhiều chất đạm. Dưới đây là một số lợi ích khi sử dụng sữa đậu nành không bỏ xác cho cơ thể:
- Trong hạt đậu nành chứa từ 35 – 45% protein nên đậu nành còn được gọi là thịt thực vật. Thành phần dinh dưỡng trong sữa này có đủ 8 loại acide amine cần thiết mà cơ thể không tổng hợp được.
- Trong hạt đậu nành có chứa các loại chất béo không no chiếm tỷ lệ đến hơn 80%, bên cạnh đó còn có phospholipide, leucithin. Các chất này giúp làm hạ cholesterol, có lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh mạch vành tim.
- Đậu nành có đầy đủ chất đạm, chất béo, chất đường, chất khoáng, vitamin, enzyme. Các chất này giúp tái tạo lại màng tế bào, tạo hình gân, xương, tạo năng lượng.
- Sữa đậu nành dùng rất tốt cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, người ốm. Hoặc những người tăng cholesterol, vữa xơ động mạch, huyết áp cao, phụ nữ tuổi mãn kinh, khó ngủ đều nên dùng sữa đậu nành.
Sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet
2. Cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác thơm ngon nhất
Trên thực tế cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác không được phổ biến vì các lý do như sữa không có màu đẹp, dễ bị cặn, không thơm… Tuy nhiên những nhược điểm đó đều có thể loại bỏ với một vài mẹo mà phần bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Để nấu được 500 ml sữa đậu nành, các bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:
- 65 gram hạt đậu nành loại nhỏ
- 500 ml nước lọc
- Máy xay sinh tố, nồi, bếp, rây lọc, thau, rổ
Lưu ý, để nấu được sữa đậu nành thơm ngon, sánh mịn, giữ được giá trị dinh dưỡng cao bạn đọc nên chọn đậu nành theo các tiêu chi sau:
- Nên chọn hạt đậu nành tươi, còn nguyên vỏ, hạt nhỏ, không bị mốc hoặc nảy mầm.
- Không nên chọn hạt đậu nành to khi nấu sữa sẽ không thơm.
- Chọn hạt đậu có màu trắng ngà, cầm chắc tay, có mùi thơm thoang thoảng. Những hạt đậu nành ngon sẽ có màu vàng hơi sậm, bề mặt sáng bóng, căng đầy.
- Không chọn những hạt trên bề mặt có nhiều lốm đốm đen, đã bị nát.
Nên chọn hạt đậu nành nhỏ, màu trắng ngà để nấu sữa ngon nhất. Ảnh: Internet
2.2. Cách sơ chế đậu nành
- Đậu nành sau khi mua về loại bỏ hết hạt hỏng, mốc. Mang đi ngâm từ 6 – 8 tiếng, có thể ngâm qua đêm để tiết kiệm thời gian.
- Ngâm xong thì vớt đậu nành ra rổ rồi xả dưới vòi nước lạnh để làm sạch một lần nữa.
- Sau đó cho đậu nành ra thau, dùng tay bóp nhẹ để loại bỏ phần vỏ của đậu nành. Bóp nhẹ cho đến khi phần vỏ đậu nành tách khỏi hạt hết là được.
- Đổ nước vào ngập phần đậu nành để tách hạt và vỏ.
- Rửa lại lần cuối cùng trước khi vớt ra để thật ráo nước.
Tìm hiểu thêm: Cách làm mứt dâu tây ngọt dẻo đón bạn bè trong dịp Tết
Các bước sơ chế đậu nành trước khi nấu sữa. Ảnh: Youtube
2.3. Cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác đơn giản nhất
Với cách nấu sữa đậu nành còn xác bạn đọc thực hiện các bước như sau:
2.3.1. Nấu và xay sữa đậu nành
- Đầu tiên, bật bếp rồi cho đậu nành đã sơ chế vào nồi, đổ nước ngập 2 lóng tay mặt đậu nành.
- Đậy nắp sau đó nấu lửa lớn cho nước sôi thì giảm lửa nhỏ nấu tiếp trong 15 phút.
- Hết 15 phút thì tắt bếp và để đậu nành nguội bớt một chút.
- Khi hỗn hợp nước đậu nành còn hơi ấm thì vớt hạt đem đi xay. Sau đó, cho phần nước đậu vào cối xay chung.
- Trong quá trình xay, nếu máy nóng có thể dừng lại cho máy nguội bớt rồi xay tiếp đến khi đậu nành nhuyễn mịn là được.
2.3.2. Cách nấu sữa đậu nành còn xác
- Tiếp theo cho phần đậu nành đã xay vào nồi. Bật bếp đun với lửa lớn trong khoảng 5 phút cho sữa được sôi và chín kỹ sau đó giảm lửa nhỏ để tránh sữa trào.
- Tắt bếp rồi cho đường vừa phải vào. Lưu ý, nên cho đường vào sau, không nên cho vào trước sẽ không ngon bạn nhé.
2.3.3. Hoàn thành và thưởng thức
- Sữa đậu nành còn xác khi thưởng thức vừa thơm béo, ngọt vừa phải. Ngoài ra, sữa sánh mịn, không bị loãng quá cũng không bị đặc quá.
- Bạn có thể cho thêm chút sữa đặc hoặc nước béo để tăng thêm hương vị đậm đà cho sữa đậu nành nhé.
Các bước nấu sữa đậu nành ngon mà không bỏ xác. Ảnh: Youtube
3. Lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành
Sữa đậu nành là thức uống giàu dinh dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng uống được loại sữa này. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng, tránh một số điều không mong muốn khi sử dụng:
- Sữa đậu nành phải được đun sôi kỹ trước khi uống. Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin. Nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng, có thể dẫn đến ngộ độc.
- Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành. Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ sẽ kết hợp các chất protit, canxi làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành.
- Nên kết hợp uống sữa đậu nành và một chút tinh bột để hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra giúp các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.
- Sử dụng sữa đậu nành trên 500 ml một lần có thể gây ra đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Không sử dụng sữa đậu nành kết hợp với thuốc kháng sinh. Nên uống cách nhau 1 giờ để tránh các phản ứng hóa học xảy ra.
- Những người đang thiếu kẽm hạn chế uống sữa đậu nành vì các chất ức chế saponin hormone và lectin trong sữa đậu nành gây cản trở quá trình hấp thu kẽm của cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Công thức pha chế Cocktail Margaritas Việt Quất
Nấu sữa đậu nành còn xác có nhiều dinh dưỡng hơn. Ảnh: Internet
Với cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác ở trên sẽ giúp bạn đọc có ly sữa nhiều dưỡng chất nhất. Vì thế, bạn đọc hãy lưu lại khi cần. Ngoài sữa đậu nành, bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm cách nấu sữa bắp mà chúng mình đã chia sẻ để đổi vị khi cần nhé.
Đức Lộc